Danh Sách Tổng HợpKhông có phản hồi

Top 10 địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Châu Đốc

Chợ Châu Đốc

Mặc dù đã quá nổi tiếng, nhưng khi hỏi đến chợ Châu Đốc ở đâu, nhiều người vẫn quên mất địa chỉ chính xác của nó. Chợ Châu Đốc tọa lạc ở đường Bạch Đằng, ngay trung tâm thành phố Châu Đốc, thuộc tỉnh An Giang. Nếu là khách phương xa đến, chưa rành đường xá, bạn cũng có thể nhờ người dân hoặc tiếp tân khách sạn tại nơi mình ở hướng dẫn cách đi đến đây. Đa phần người dân An Giang đều rất nhiệt tình trong việc chỉ đường cho khách du lịch. Chợ An Giang nằm sát sông Châu Đốc, từ đây, bạn có thể đi đến các làng Chăm, thăm chùa Ông hoặc đi theo Tân Lộ Kiều Lương để đến miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu…

Chợ Châu Đốc ở An Giang bán khá nhiều mặt hàng khác nhau, được phân chia thành các khu như: thực phẩm chế biến ăn liền, chợ rau củ quả trái cây, chợ mắm, chợ quần áo,… Nhờ có sự sắp xếp khá bài bản và ngăn nắp nên khi đến đây, bạn có thể tham quan và tìm thấy những món đồ mình cần khá dễ dàng. Dưới đây là những món món đồ đặc trưng của chợ, được khuyến khích mua sắm khi đến đây:

  • Các loại mắm: Ngoài tên gọi chợ Châu Đốc, người dân địa phương còn gọi nó với cái tên thân thuộc khác là chơ Mắm. Bởi nơi đây là điểm tập kết, trao đổi mua bán của tất tần tật các loại mắm khác nhau như mắm cá linh, cá chốt, cá lóc, mắm dưa cà,… Đi chợ Châu Đốc, đứng cách xa hàng trăm mét, bạn đã ngửi thấy mùi thơm đặc trưng phát ra từ những sạp hàng ở khu chợ mắm. Đặc biệt, giá mắm ở đây cực kì rẻ, dường như chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với những nơi khác. Do đó, nếu là một tín đồ thích ăn mắm thì đây chính là địa chỉ quá hợp lý để bạn có thể khuynh vác tất tần tật mọi thứ mang về.
  • Khu ẩm thực ăn liền: bún mắm, bún cá, nước thốt nốt,…
  • Bánh ngọt và các loại rau củ quả An Giang

Tượng đài cá ba sa Châu Đốc

Du khách đi du lịch Châu Đốc khi qua công viên ngã ba sông Châu Đốc đều thấy Tượng đài cá ba sa Châu Đốc nổi bật, có lẽ không khỏi ngạc nhiên và thêm phần thích thú bởi tượng đài độc đáo này. Là điểm tham quan ở Châu Đốc không thể thiếu trong các hành trình tham quan Châu Đốc An Giang của du khách, Tượng đài cá ba sa Châu Đốc thoạt nghe có vẻ hơi lạ, nhưng nếu xét về ý nghĩa thì hẳn nhiên công trình này ra đời cũng là một điều phải lẽ. 

  • Dường như ai cũng biết về cá ba sa – loại cá da trơn nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long có giá trị kinh tế rất cao, chiếm hơn một nửa trong sản lượng cá bè phục vụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Thử hình dung mỗi năm có hơn 10.000 tấn cá nuôi bè được cung cấp cho thị trường, trong số đó hơn một nửa sản lượng là cá ba sa, thì đủ thấy tầm quan trọng của loại cá này trong đời sống như thế nào. Không chỉ có đóng góp về kinh tế, cá ba sa cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành những nét đặc trưng trong ẩm thực của người miền Tây nói chung. Chính vì thế Tượng đài cá Basa Châu Đốc được xây dựng được đông đảo người dân hưởng ứng nhiệt liệt. Với ý nghĩa rất đặc biệt tôn vinh những người có công trong việc mang loại cá này từ bình thường trở thành phổ biến và có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế của miền sông nước, Châu Đốc đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng công trình này. 
  • Với chiều cao 14m, có thiết kế khung thép, đúc bê tông, đế tượng đài ốp đá granit, cùng tượng cá có trọng lượng đến 3 tấn bọc bằng théo inox, đã khiến Tượng đài cá basa Châu Đốc trở thành tượng đài sinh vật đầu tiên ở An Giang và là tượng cá ba sa đầu tiên trên thế giới. Những thông tin chi tiết rất ấn tượng về tượng đài cá ba sa Châu Đốc dường như đều được báo chí, các website du lịch cập nhật từ ngày khởi công năm 2003, cho đến tận bây giờ đã trở thành một trong nhựng biểu tượng của Châu Đốc, để mọi người đều biết đến sự tồn tại của một tượng đài khá độc đáo nhưng rất ý nghĩa này.

Chùa Hang Châu Đốc

Chùa Hang Châu Đốc là điểm đến không quá xa lạ với những người mộ đạo hay về miền Tây hành hương trong các tour du lịch Núi Cấm – Châu Đốc – Núi Sam. Với kiến trúc độc đáo, lại gắn liền với những câu chuyện tâm linh kì bí nên nơi đây luôn trở thành điểm đến thu hút được nhiều khách thập phương ghé thăm.

  • Từ trung tâm thành phố Châu Đốc, chạy theo hướng Tân lộ Kiều Nương, đến khu du lịch miếu Bà Chúa Xứ, sau đó hỏi đường đến chùa Hang hầu như ai cũng biết. Ở đây có dịch vụ xe ôm đưa lên tận chùa, giá chỉ từ 10 – 20.000đ/ lượt. Tuy nhiên, nếu muốn đi trải nghiệm thì bạn có thể lựa chọn đi bộ qua những bậc thang dài, vượt qua 300 bậc sẽ đến được nơi.
  • Là ngôi chùa có hơn 100 năm lịch sử, chùa Hang đã trở thành điểm đến vô cùng thu hút du khách mỗi khi đến du lịch miền Tây. Được bao bọc bởi rừng cây xanh thắm, bốn bề là chim hót gió reo, nơi đây xứng đáng được gọi là chốn tiên cảnh nơi hạ giới. Luồn bước qua những gian nhà có kiến trúc truyền thống, du khách như được sống lại phần ký ức đẹp đã với những hình ảnh vô cùng thân sơ. Nằm sừng sững giữa mây trời, chùa Hang mang trong mình nét đẹp không lẫn vào đâu được của một ngôi chùa tọa lạc ngay trên núi châu Đốc.
  • Sáng sớm, khi nhà chùa vẫn còn vang đều tiến thỉnh chuông, hô kệ, xung quanh mây vờn là tà như chạy thẳng vào người du khách. Nếu muốn săn mây, thì đây là một địa điểm không tệ để bạn lưu lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Đặc biệt, ở phía dưới chân núi Sam có khá nhiều món ngon miền Tây. Nếu muốn thưởng thức, đây là gợi ý thú vị để bạn làm một chuyến foodtour.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích lịch sử rất giá trị của Châu Đốc nói riêng và của cả nước nói chung. Không chỉ có ý nghĩa lịch sử Lăng Thoại Ngọc Hầu còn là địa điểm tham quan ở Châu Đốc không thể thiếu trong bất kỳ một tour du lịch Châu Đốc nào.

  • Còn có tên gọi khác là Sơn Lăng, tọa lạc ngay chân núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc khá đồ sộ có sự kết hợp hài hòa trong bố cục thiên nhiên toàn cảnh ở khu vực núi Sam. Vì thế, điểm tham quan này để lại ân tượng sâu sắc với du khách qua các tour du lịch Châu Đốc. 
  • Theo tư liệu lịch sử về Thoại Ngọc Hầu cho thấy, ông đã cho xây dựng lăng từ khi còn sống bởi một vợ thứ và vợ chính của ông – bà Châu Thị Tế khi mất đều được ông cho chôn cất lần lượt phía trái và phía phải mộ của ông sau này. Lăng Thoại Ngọc Hầu có khuôn viên khá rộng, có tường thành bao bọc và cổng vào đúc khá dày có hình bán nguyệt tạo nên thế vững chãi và chắc chắn. Nơi tường thành có năm tấm bia đá gắn chặt vào tường thành. Trong số này có bia chính giữa được cho là bia Vĩnh Tế Sơn được xây dựng năm 1828 – sau 4 năm kênh Vĩnh Tế được hoàn thành. Mộ của Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ của ông được xây bằng hồ ô dước, đầu mộ là bình phong có đắp chữ Hán, chân mộ có bi kí. Bên ngoài vuông lăng, sau này có đền thờ ông Thoại được xây dựng với thế tựa lưng vào núi Sam để tưởng nhớ Thoại Ngọc Hầu. Bên trong đền được trang trí khá tỉ mỉ, kỹ lưỡng, có tượng bán thân của Ông. Khu đất rộng ngoài vuông lăng còn có vô số các ngôi mộ của những người đã bỏ mình trong quá trình đào kênh Vĩnh Tế, được ông Thoại quy tụ cả về đây chôn cất.

Làng nổi cá bè Châu Đốc

Ai có dịp đi du lịch miền Tây, đều có những trải nghiệm thú vị gắn với miền sông nước này với những nét đặc trưng độc đáo, mà ngoài vùng này ra ít nơi nào có được. Ghé lại Cần Thơ, thích thú với chợ nổi Cái Răng hay chợ nổi Phong Điền, thì khi dừng chân thăm Châu Đốc, không khỏi những phú bâng khuâng khi ngắm Làng nổi cá bè Châu Đốc, dập dềnh trên dòng Hậu Giang.

  • Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, ngược dòng sông Hậu, du khách sẽ thấy Làng nổi cá bè Châu Đốc – một trong những điểm du lịch Châu Đốc khá đặc biệt,  mà rất nhiều người hay nhắc tới. Dọc dòng dông, có những căn nhà nổi, cùng những bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài cây số. Nếu về hướng huyện Châu Phú thì làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất những nhà nổi quy tụ lại là ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km. Châu Đốc nổi tiếng với việc phát triển nghề nuôi cá basa, nghề nuôi cá nay vẫn được xem là triển vọng này đã có vài chục năm tuổi, đến hiện tại vẫn không ngừng gia tăng số lượng bè cá, đấy cũng là lý do dễ hiểu, tại sao Làng nổi cá bè Châu Đốc luôn xôm tụ và ngày thêm đông đúc.
  • Mỗi hộ gia đình trong làng bè đôi khi không chỉ có một bè cá, mà có đến vài bè cá, thậm chí là cả chục bè hay hơn. Nếu như xưa nơi những bè cá này, làng nổi này chỉ là nơi trú ngụ bình dị lặng lẽ của những hộ dân theo đuổi nghề nuôi cá basa, thì nay nơi này đã khác hơn, còn là điểm tham quan lý thú mà rất đông đảo du khách từ bốn phương muốn đến khám phá, có cơ hội tìm hiểu về nghề và cuộc sống của bà con ở đây.
  • Điều thú vị của Làng nổi cá bè Châu Đốc nằm ở chỗ, du khách không chỉ được tiếp cận nghề nuôi cá basa, biết thêm nhiều điều lý thú về loài cá này, cũng như quá trình nuôi chăm cá, mà còn được trải nghiệm chút ít những khoảnh khắc đời thường đáng trân trọng của những cư dân gắn bó với nghề, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, để làm giàu cho gia đình và cho chính vùng sông nước Cửu Long này.

Người ta thường nói, về Cần Thơ không ghé thăm chợ nổi một lần, thì như mất đi một nửa ý nghĩa của hành trình khám phá. Tương tự, với những chuyến du lịch đến Châu Đốc cũng thế, nếu không ghé lại Làng nổi cá bè Châu Đốc, thì coi như hành trình tham quan đã mất cả hơn nửa sự thi vị cần có ở nơi này.

Bồ Đề Đạo Tràng

Trong hành trình du lịch Châu Đốc Hà Tiên, du khách thường có dịp ghé đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc – ngôi chùa có ý nghĩa tôn giáo rất lớn đối với người dân Châu Đốc.

  • Thoạt nghe Bồ Đề Đạo Tràng – người nghe có thể liên tưởng ngay đến Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ. Cũng không có gì lạ bởi Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc cũng có nguồn gốc từ đó. Chùa không chỉ là nơi linh thiêng với niềm tin tin ngưỡng của người Châu Đốc mà còn là địa điểm tham quan ở Châu Đốc để lại ấn tượng sâu sắc nơi mỗi du khách khi có dịp đến thăm. 
  • Được thành lập năm 1952, cây bồ đề ở Chùa được triết từ cây bồ đề bảo thụ ở Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca đã từng ngồi thiền định thuở xưa. Khi mới xây dựng, Chùa có kiến trúc giản dị với tòa nhà bát giác nhỏ hình lăng trụ nằm giữa khuôn viên. Ngay trước cây bồ đề là hồ sen nhỏ bình dị. Sau đó, các công trình phụ khác được xây dựng thêm như Quan Âm các, lầu chuông lầu trống, nhà hậu tổ… và tạo diện mạo bề thế cho Chùa như hiện tại. 
  • So với các chùa chiền, có được một Phật tích là một niềm vinh hạnh. Chùa Bồ Đề Đạo Tràng có đến 3 Phật tích gồm cây bồ đề, đất từ cội bồ đề linh thiêng ở Ấn Độ và viên ngọc xá lợi. Những Phật tích này có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với Phật tử không chỉ ở Châu Đốc mà với Phật tử từ các vùng miền khác. 
  • Hàng năm, tại Chùa Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc có 4 lễ chính gồm lễ Thượng ngươn vào rằm tháng Giêng, lễ Phật Đản là lễ lớn nhất vào rằm tháng Tư, lễ Vu Lan vào rằm tháng Bảy và lễ Hạ ngươn vào rằm tháng Mười và các dịp lễ đều quy tụ đông đảo Phật tử về tham dự.

Biết đến Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc, du khách như hiểu hơn về lòng thành kính và sự chân thành trong niềm tin tôn giáo của người Châu Đốc, rất mộc mạc đó nhưng cũng đầy nhiệt thành. Du lịch Châu Đốc đâu chỉ để tham quan, mà còn là dịp để có thể cảm nghiệm sự thanh thoát và bình tâm nơi tận đáy lòng mình, khi đứng trước những Phật tích nơi Bồ Đề Đạo Tràng linh thiêng.

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Hành trình tham quan du lịch Châu Đốc An Giang không chỉ có các điểm tham quan nổi tiếng như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Chùa Tây An,..mà còn có Làng dệt thổ cẩm Châu Giang An Giang. Nằm ở Phũm Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, Làng dệt thổ cẩm Châu Giang còn được gọi là làng Thổ cẩm Phũm Soài hay Làng dệt thổ cẩm Châu Phong, chỉ cách Châu Đốc một lần qua sông nơi Bến phà Châu Giang bình dị. 

  • Dêt thổ cẩm là nghề truyền thống mà mọi người phụ nữ Chăm đều thạo, họ được học dệt từ khi còn nhỏ và đến khi trưởng thành đều là những người thợ dệt khá nhuần nhuyễn. Tại Châu Phong, phần lớn người dân sống bằng nghề dệt, các sản phẩm dệt ở đây có sà rông, áo, khăn choàng, nón, túi sách…Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền, khiến cho các hoa văn từ truyền thống đến hiện đại đầy sáng tạo thêm nổi bật hơn. Trong số hơn một nửa người dân ở Phũm Soài sống bằng nghề dệt, có rất nhiều thợ dệt đã trở thành nghệ nhân ở độ tuổi còn khá trẻ, chỉ trên 30 tuổi nhưng đã có đến 20 năm hơn gắn bó với nghề. Trong các sản phẩm dệt ở Châu Giang, bất cứ ai cũng thấy và cảm nhận những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm, được thể hiện rõ nét và hết sức tinh tế khéo léo.
  • Có dịp về tham quan du lịch miền Tây, ghé lại Châu Đốc và thăm Làng dệt thổ Cẩm Châu Giang An Giang, du khách du lịch không chỉ được ngắm những sản phẩm dệt đặc sắc, được biết đến những nghệ nhân gắn bó với nghề như hơi thở của mình, mà còn được biết nhiều hơn về một nền văn hóa Chăm nằm ngay bên dòng Châu Giang thơ mộng. Nơi này đã níu giữ và chất chứa bao tình cảm thân thương của du khách khắp nơi về một miền đất bình dị, hiền hòa nhưng có nhiều điểm đặc trưng thú vị từ nếp sống sinh hoạt, đến văn hóa kiến trúc và con người nhân hậu hiếu khách.

Chùa Tây An Châu Đốc

Khi nhắc đến các địa điểm tham quan ở Châu Đốc, dường như cụm từ Chùa Tây An không xa lạ với bất cứ du khách nào đến với Châu Đốc. Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, du khách đi khoảng 5km về phía núi Sam, đến ngã ba Đầu Bờ là đã đến Chùa Tây An.

  • Trong các tour du lịch Châu Đốc, 5 địa danh ở Châu Đốc tiêu biểu nhất hẳn nhiên không thể thiếu Chùa Tây An – một công trình khá đặc sắc của miền đất này. Nằm ở dưới chân Núi Sam, ngôi chùa còn được biết đến bởi tên Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An Cổ Tự được xây dựng từ năm 1847 với tên gọi là Tây An Tự. Đến năm 1861 Chùa được trùng tu chính điện và hậu tổ. Đến năm 1958 Chùa được xây mới ba ngôi cổ lầu cũng như mặt chính và ngôi chính điện. 
  • Khuôn viên của Chùa khá thoáng rộng, có diện tích đến 15.000m2. Kiến trúc của công trình này có sự kết hợp giữa phong cách nghệ thuận Ấn Độ và kiến trúc cổ Việt Nam, sử dụng vật liệu chủ yếu là gạch ngói, xi măng có tính chất bền vững trước thay đổi của thời tiết và thời gian. Ngay nơi cổng Tam quan có tượng Quan Âm Thị Kính, vào bên trong du khách sẽ thấy cột phướn cao 16m. Chính điện là dãy nhà rộng nền lát gạch và bên trong chính điện có đến 150 pho tượng nhiều kích cỡ được trạm trổ khá công phu và tỉ mỉ.

Được xem là một trong những địa điểm tham quan ở Châu Đốc không thể bỏ qua trong bất cứ hành trình nào đến với Châu Đốc, Chùa Tây An là một công trình vừa có ý nghĩa về tôn giáo vừa là điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn của Châu Đốc trong suốt bao năm qua.

Núi Sam

Núi Sam nằm ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là một trong những địa điểm tham quan du lịch khá nổi tiếng. Đến đây, ngoài việc chinh phục, bạn còn có cơ hội diện kiến những công trình, di tích lịch sử nổi tiếng như Lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Khổng Tử, Tây An Cổ Tự hay miếu Bà Chúa Xứ,…

Nếu đã từng đi du lịch An Giang, đến thành phố Châu Đốc, chắc hẳn bạn sẽ thấy một dãy núi to lớn, độc nhất nằm sừng sững gần ngay trung tâm thành phố, đó chính là núi Sam. Nằm ở độ cao 284 mét so với mặt nước biển, đây là nơi đang được khai thác và đưa vào phát triển du lịch với nhiều công trình, di tích nổi tiếng. Đặc biệt, từ dưới chân núi lên đến đỉnh, nơi đây quy tụ đến gần 200 trăm đèn, chùa, miếu với tập tục, sự tích, kiến trúc, văn hóa khác nhau. Sự đa dạng này đã tạo nên nét đặc sắc tâm linh cực kì thú vị tại núi Sam Châu Đốc.

Cách dễ dàng nhất để đến được núi Sam là xuất phát từ thành phố Châu Đốc. Từ chợ Châu Đốc, cứ tìm đường chạy thẳng theo Tân lộ Kiều Nương là bạn sẽ đến được núi Sam. Nếu xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe khách Hùng Cường, Phương Trang để đến Châu Đốc, sau đó thuê xe máy hoặc sử dụng dịch vụ taxi, xe ôm để đến núi Sam.

Hiện tại, các tuyến xe từ TP.HCM đến An Giang rất nhiều, dường như cách mỗi tiếng lại có một chuyến nên bạn không lo lắng sợ hết xe nhé!

Nổi tiếng với sự linh thiêng và những câu chuyện thần bí, núi Sam Châu Đốc đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều người. Đến đây, du khách sẽ không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ, xen lẫn những công trình nguy nga, tráng lệ không kém.

Miếu bà Chúa Xứ

Ngay cả khi Châu Đốc chưa phát triển như bây giờ, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đã là một điểm đến nổi tiếng quy tụ nhiều du khách thập phương. Ngày nay khi điều kiện đi lại đã thuận tiện hơn thì miếu hiển nhiên trở thành địa điểm hành hương không thể thiếu của vùng đất du lịch An Giang.

  • Miếu Bà Chúa Xứ (hay còn gọi là chùa Bà Chúa Xứ) nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hơn 200km, cách trung tâm thành phố An Giang khoảng 36km. Miếu nằm ngay dưới chân núi Sam. Khi mới hình thành chúng chỉ được lợp bằng mái lá đơn sơ, về sau nổi tiếng linh thiêng miếu nhận được nhiều nguồn trợ cấp và bắt đầu tu sửa nên có được diện mạo như ngày nay.
  • Bên cạnh sự linh thiêng vang danh xa gần thì một phần thu hút du khách đến đây chính là kiến trúc của chùa Bà Chúa Xứ. Tham quan một vòng những thiết kế đẹp mắt nơi đây bạn sẽ rút ra được cho mình không ít những kiến thức hữu ích. Ngày trước miếu chỉ là mái lá đơn sơ bằng tre, nứa. Chính điện của hướng ra cánh đồng làng yên bình, đối diện con đường quê yên tĩnh, vắng người. Qua thời gian, mái lá sập sệ dầng, thời tiết nắng mưa thất thường bắt buộc miếu phải trùng tu lại. Toàn cảnh miếu Bà Chúa Xứ có dạng hình chữ Quốc, các khối tháp xếp chồng lên nhau lấy cảm hứng từ những cánh hoa sen đang nở. Phần mái tam cấp được lợp bằng mái ngói, ngói loại lớn mang màu xanh ngọc bích chứ không phải những ngói đỏ bạn thường thấy. Cuối mỗi góc mái cong vút lên chứa đựng ý nghĩa hưng thịnh và phát triển. Sau lần tái thiết này, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành một công trình kiến trúc khá hoàn thiện. Chính vì thế, miếu Bà đã trở thành điểm đến du lịch được nhiều công ty du lịch uy tín lựa chọn trong các chương trình tour của mình. Tiến vào sâu hơn để chiêm ngưỡng cách bày trí, bạn sẽ phát hiện ngay ra rằng hướng chạm trổ, điêu khắc đều mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ tinh xảo. Các câu liễn đối, hành phi vẫn mới tinh, dát vàng son sáng chói và được lau chùi mỗi ngày cẩn thận, kĩ lưỡng.
  • Bố cục trong chùa Bà Chúa Xứ cũng theo lối thiết kế đình đền truyền thống gồm chính điện, võ ca và phòng khách, ngoài ra còn có phòng của Ban quý tế cùng công trình phụ khác. Nghệ thuật trang trí trong miếu khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son. Phần quan trọng nhất của miếu – tượng Bà Chúa Xứ được người dân trịnh trọng đặt ngay ngắn giữa trung tâm. 2 bên thì là Tiền hiền và Hậu hiền. Lân cận còn có bàn thờ Cậu, bàn thờ Cô, bàn thờ Linga bằng đá, tượng nữ thần bằng gỗ…

Nhu cầu hành hương, về viếng miếu Bà Chúa Xứ ngày càng tăng. Thông thường khách hành hương cao nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nguyên nhân là do trong 3 tháng này trùng rất nhiều ngày lễ lớn của Phật giáo.

Be the first to post a comment.

Add a comment