Danh Sách Tổng HợpKhông có phản hồi

Top 7 Lời khuyên cho người trầm cảm giúp tâm trạng tốt hơn

Luyện tập thể dục

Tập luyện là cách giúp người trầm cảm nhẹ giải phóng năng lượng thay vì ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ. Khi tích cực tham gia luyện tập, cơ thể sẽ cảm thấy hưng phấn, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, xóa tan suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, trầm cảm. Bất cứ một môn thể thao nào cũng đều tốt cho sức khỏe của người trầm cảm nhẹ, tuy nhiên, nên lựa chọn các bộ môn có cường độ tập luyện nhẹ nhàng, chậm rãi để giúp cơ thể dễ dàng thích ứng.

Các tư thế thư giãn, co duỗi của yoga, cũng như hít thở nhẹ nhàng, không chỉ giảm căng thẳng mà còn hữu ích nếu stress làm bạn mất ngủ. Những người mất ngủ tập yoga mỗi ngày, trong tám tuần lễ, sẽ ngủ nhanh hơn và nhiều hơn.

Học hỏi những điều mới lạ

Trầm cảm sẽ hình thành những tâm lý ngại thay đổi hoặc không dám thay đổi bản thân vì sợ thất bại. Thay vì lựa chọn đi 1 mình trên con đường tăm tối ấy, tại sao bạn không bước ra ngoài, thử thách bản thân với những điều mới. Việc học hỏi những điều mới lạ, dù chỉ giản đơn như: Tình nguyện giúp đỡ người khó khăn, thử sức một lĩnh vực mà bạn yêu thích sẽ kích thích não bộ học hỏi và sáng tạo không ngừng, giúp giảm triệu chứng trầm cảm hiệu quả.

Ngoài ra, cuộc sống quanh bạn còn nhiều điều mới lạ bạn cần khám phá, việc học hỏi những điều mới lạ đó giúp bạn nâng cao được kỹ năng của cuộc sống, đừng vì bệnh tật mà ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Hãy cố gắng học tập những cái mới, nó sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt hơn trong cuộc sống.

Rèn luyện giấc ngủ

Một trong những dấu hiệu của trầm cảm nhẹ là sự rối loạn giấc ngủ với 2 dạng chính là mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ ngon và sâu giấc sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái, giảm bớt căng thẳng, lo âu. Vì vậy khi rơi vào chứng trầm cảm nhẹ, bạn cần thay đổi giờ ngủ một cách khoa học, bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng thời gian, kể cả ngày nghỉ. 

Ngoài ra, bạn nên tránh xa những thiết bị công nghệ như: Điện thoại, ti vi, máy tính,… đây đều là những thủ phạm gây gián đoạn giấc ngủ. Nếu việc chìm vào giấc ngủ quá khó khăn, bạn hãy uống một ly sữa nóng để nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ hoặc bạn cũng có thể nghe một bản nhạc. Bạn có một giấc ngủ đúng cách hiệu quả, giúp bạn giảm nhanh chóng những triệu chứng của trầm cảm

Tự tạo niềm vui cho bản thân

Nếu bạn chán nản, hãy dành thời gian cho những điều bạn thích. Điều gì nếu không có gì có vẻ thú vị nữa? “Cảm giác này chỉ là một triệu chứng trầm cảm”, . Bạn phải tiếp tục cố gắng. Nghe có vẻ kì là nhưng nó hoàn toàn có cơ sở, bạn phải hoạt động để có niềm vui. Lên kế hoạch những thứ bạn từng thích, ngay cả khi đó chỉ là mấy thứ vặt vãnh. Tiếp tục đi chơi cùng bạn bè buổi tối.

  • “Hòa mình vào thiên nhiên khi trời còn đang hửng nắng. Cảm nhận luồng gió lướt qua và tận hưởng sự trong lành ngoài trời giúp tôi biết được rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”
  • “Ngồi ở một quán cà phê ấm cúng và đọc một cuốn sách mà tôi thích. Âm nhạc tốt nhất là nên dịu nhẹ và không làm tôi phân tâm. Không ai nên nói chuyện quá to trừ khi đó là một cuộc trò truyện thú vị mà tôi có thể nghe lén”.
  • “Cún con. Khi tôi bị trầm cảm và tôi thấy một chú cún đang làm mọi thứ có thể để có thể thoát khỏi chủ của nó và chạy đến tôi, điều đó làm tôi nhận ra một niềm vui vô tư thuần túy đang đến một cách rất tự nhiên.”

Khi bạn chán nản, bạn có thể mất đi sở thích tận hưởng cuộc sống, . Bạn phải học lại làm thế nào để làm điều đó. Trong thời gian, những điều thú vị thực sự sẽ khiến bạn vui vẻ một lần nữa.

Giao tiếp xã hội

Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên sẽ giúp người mắc trầm cảm giảm căng thẳng, kết nối thêm nhiều mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Hãy bỏ qua những câu hỏi xuất phát từ suy nghĩ tiêu cực của bản thân như: “Không ai muốn dành thời gian nói chuyện với mình”… 

Những điều này chỉ khiến bạn thêm chần chừ và tự trói mình trong vỏ bọc bản thân. Thay vì ủ rũ một mình trong 4 bức tường, bạn hãy bước ra ngoài vui vẻ trò chuyện với bạn bè. Bởi giao tiếp xã hội chính là cơ hội tốt để bạn chia sẻ những gánh nặng tâm lý và tìm được nguồn hỗ trợ tinh thần từ xung quanh.

Hãy nói không khi cần thiết

Không phải cơ hội nào tìm đến cũng mang theo kết quả tốt. Đôi khi, có những lời mời gọi sẽ rút kiệt sức của bạn. Vì vậy, thay vì gật đầu đồng ý với mọi lời đề nghị, hãy biết cân nhắc, lựa chọn cơ hội phù hợp nhất. Đôi khi những cơ hội hấp dẫn tìm đến làm bạn khó lòng nói lời từ chối, nhưng không hãy nhận lời. Nếu cơ hội ấy sẽ buộc bạn phải căng sức ra quá nhiều thì kỳ thực chúng không hấp dẫn như bạn đang hình dung.

Hãy nhớ, dù giỏi giang đến mấy, bạn cũng chỉ có 24 giờ/ngày và 168 giờ/tuần. Liệu cơ hội này có lấy đi khoảng thời gian quý giá, mà đáng ra bạn có thể dành để sống tốt hơn không?

Nói chuyện với chuyên gia tâm lý

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Các chuyên gia tâm lý luôn lắng nghe và đưa ra lời khuyên để ổn định cảm xúc và thể chất của người trầm cảm. Đồng thời, họ sẽ chỉ ra nguyên nhân gây bệnh và tìm cách giúp bạn tháo gỡ nút rối của bản thân. Dù bệnh lý trầm cảm có thuyên giảm thì bạn vẫn nên gặp chuyên gia tâm lý thường xuyên để có được sự vững tin và loại bỏ cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Khi bạn nói chuyện với những chuyên gia tâm lí, họ sẽ giúp bạn cởi mở hơn trong cuộc sống và đồng thời giúp bạn quên đi những phiền muộn. Giảm bớt đi căn bệnh trầm cảm của bạn

Be the first to post a comment.

Add a comment